Có nhiều anh/chị em bạn bè hỏi tôi làm sao họ có thể giao dịch hiệu quả được khi mà công việc chính rất bận rộn, lại vướng bận gia đình – con cái, … họ nói chẳng thể kiếm được thời gian để ngồi trước màn hình cả ngày quan sát đường đi nước bước thị trường thì làm sao mà kiếm tiền được ?
Câu trả lời của tôi là : bạn chẳng cần phải ngồi trước màn hình vi tính cả ngày nếu như bạn giao dịch theo phương pháp của tôi, giao dịch khi hết ngày giao dịch ( được hiểu là lúc sau khi thị trường New York đóng cửa ). Cụ thể hơn thì đó là khoảng thời gian giữa : sau khi New York đóng cửa và trước khi London mở cửa. Thị trường lúc này diễn biến khá êm đềm ( phiên Châu Á ), và đây là thời điểm tốt nhất dành cho việc phân tích biểu đồ ngày (D1) và đưa ra những quyết định giao dịch. Giao dịch khi hết-ngày-giao dịch nó là như vậy. ( Nghe hơi lủng củng khi chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt )
Theo quan điểm của tôi thì trong ngày, thị trường có một sự “ồn ào” lớn, giá thường diễn biến khá “lộn xộn”, trồi sụt ngẫu nhiên mạnh, nó trở nên khá nhiễu loạn và khó phân tích một cách rõ ràng, chính xác.
Tôi sống ở Việt Nam, khi ngủ dậy vào buổi sáng thì cũng là lúc thị trường New York đóng cửa. Việc theo dõi trở nên rất tiện.
Chúng ta đều có những công việc khác của mình, những vấn đề cần giải quyết, … Do đó, việc xem biểu đồ sau khi những giằng co mạnh của giá đã đi qua, để lại phiên Châu Á êm đềm giúp ta quan sát thị trường một cách tốt hơn, nhanh hơn.
Những lí do đó khiến cho đây là sự lựa chọn tốt nhất.
Vẫn làm công việc của bạn bình thường
Giao dịch hết ngày về cơ bản giúp bạn hợp lí sinh hoạt và công việc của mình, mọi việc vẫn diễn ra bình thường – không bị xáo trộn, ảnh hưởng. Rất nhiều người nghĩ rằng, bạn cần phải ngồi cả ngày trước màn hình máy tính thì mới có thể hi vọng kiếm được tiền từ thị trường này. Điều này không đúng.
Thực tế, việc không ngồi nhìn thị trường nhiều còn mang lại nhiều lợi ích cho bạn ( trong kết quả giao dịch ). Bạn dễ tránh được tình trạng giao dịch quá nhiều, tránh được việc có nhiều cảm xúc khi ngồi nhìn sự lên xuống của giá quá nhiều. Có bao giờ bạn không định vào lệnh nhưng vì những biến động mạnh trong ngày mà lòng tham trỗi dậy và mạo hiểm rủi ro không ? Tôi cá là rất nhiều.
Một điều đã được chứng minh trong thực tế : những traders giao dịch với tần số thấp và có lựa chọn kĩ càng kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều những traders thường xuyên mua bán liên tục. Họ nghĩ việc mua bán thường xuyên sẽ giúp họ trở nên giàu có một cách nhanh nhất, nhưng kết quả thì ngược lại, họ nhanh chóng cháy hết tài khoản này đến tài khoản khác.
Với kiểu giao dịch này, cuộc sống và công việc thường ngày của bạn không có gì thay đổi. Bạn chỉ mất thêm khoảng 30 phút 1 ngày để theo dõi thị trường, ghi chép lại những ý chính nếu bạn muốn ( tôi khuyên bạn nên vậy ), thoải mái và thanh thản khi quyết định có vào lệnh hay không. Điều quan trọng là khi bạn có một phương pháp giao dịch tốt, kiểm soát được chính mình, nhiều kinh nghiệm đúc kết qua thời gian, bạn không cần phải dành nhiều tiếng trong ngày ngồi trước màn hình dõi theo thị trường.
Giảm thiếu hết-mức-có-thể sự lộn xộn trong biểu đồ và trong đầu bạn
Con người ta thường có xu hướng phức tạp hóa mọi chuyện, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tài chính, kĩ thuật. Ta nghĩ rằng nó là một cái gì đó quá lớn, quá phức tạp, chúng ta phức tạp hóa nó hơn là bản thân nó là.
Tôi không có ý rằng trading là việc đơn giản, chúng ta đều biết rằng việc kiếm được tiền từ thị trường này là vô cùng khó, hầu hết người chơi mất tiền. Tôi chỉ nghĩ rằng chúng ta đang tự biến việc trading trở nên phức tạp quá. Khía cạnh khó khăn nhất của trading là kiếm được lợi nhuận và không để cảm xúc tác động.
Một khi bạn học và thành thạo kĩ năng về giao dịch diễn biến giá, bạn cần ghi các chỉ mục như một kế hoạch trading ( dạng như những điều kiện để mở 1 trạng thái lệnh giao dịch ). Sau đó, công việc của bạn là xem biểu đồ giá khi thị trường New York đóng cửa ( cũng là lúc bắt đầu 1 ngày mới khi bạn thức dậy nếu bạn đang sống ở Việt Nam ), và xem xem thị trường có cho bạn cơ hội để kiếm tiền không? ( dựa trên những check notes – điều kiện cần thiết để vào lệnh – trong kế hoạch trading của bạn ). Một khi bạn đã quen với việc này rồi, chúng chỉ lấy đi của bạn khoảng 30 phút, với 30 phút bạn sẽ có quyết định về việc tiếp tục chờ đợi cơ hội hay cơ hội đã xuất hiện và đến lúc mở 1 trạng thái lệnh.
Lý do các traders còn vật lộn và chán nản với thị trường ngoại hối cũng bởi họ đã phức tạp hóa phần được coi là dễ nhất của trading : phân tích biểu đồ thị trường và tìm kiếm dấu hiệu vào lệnh. Phần khó nhất của trading là kiểm soát chính bản thân bạn (tâm lý), việc quản lý vốn cũng phụ thuộc chủ yếu vào tâm lý, hãy dồn 80% sức lực và tập trung của bạn để làm tốt điều này, 20% dành cho phân tích thị trường.
Tập trung vào những khung thời gian như nến Daily (D1)
Bằng việc giao dịch khi hết-ngày-giao-dịch, bạn đang sử dụng thời gian của mình 1 cách hiệu quả và giá trị hơn.
Biểu đồ ngày (Daily) mang 1 giá trị cao hơn, đáng tin hơn so với những khung thời gian thấp hơn trong ngày ( h1,h4 ). Điều này có nghĩa bạn nên dành thời gian của mình theo dõi thị trường sau khi phiên New York đóng cửa bằng biểu đồ D1, Week1. Chúng ta chỉ đơn giản là xem thị trường có điểm mua không, ghi chép vài gạch đầu dòng, sau đó đi làm công việc hằng ngày, vậy thôi.
Bạn tiết kiệm được thời gian, cảm xúc và tâm lý không bị tác động nhiều như ngồi theo dõi cả ngày với những lên xuống nhanh ở nến m30,h1, … và hiệu quả thì với việc giao dịch của tôi tốt hơn nhiều. Bạn hãy thử xem.
Vậy giao dịch kiểu này ra sao ?
Notes : 30 phút tổng cộng mỗi ngày là thời gian đủ để bạn theo dõi và quyết định có mở 1 trạng thái lệnh hoặc quản lý lệnh trên thị trường ngoại hối.
-
Tất cả bắt đầu từ (những) dấu hiệu :
Bạn check (những) cặp tiền tệ yêu thích của mình, tìm kiếm những dấu hiệu mà bạn yêu thích với phương pháp của mình ( xem xem thị trường đã cho cơ hội kiếm tiền chưa ). Một khi thành thạo và làm chủ phương pháp, bạn sẽ làm việc này rất nhanh và dễ dàng, nó chỉ lấy đi của bạn từ 10-15 phút.
Bạn theo dõi biểu đồ ngày (Daily-D1), tìm kiếm những tín hiệu phù hợp với phương pháp, nếu không có dấu hiệu nào thì đây không phải lúc mạo hiểm số tiền của bạn.
Nhiều traders hay mắc lỗi ở chỗ họ sốt ruột trong việc kiếm tiền, họ cứ ngồi theo dõi thị trường và ngay cả khi dấu hiệu chưa có ( hoặc chưa rõ ràng ), họ tự lừa dối bản thân mình rằng cơ hội kiếm tiền đã đến, bỏ qua những rủi ro và thường đánh với số tiền lớn. Đây là một cái bẫy mà bạn rất dễ rơi vào. Hãy nhớ phần khó nhất của trading nằm ở việc kiểm soát được bản thân mình.
-
Tìm kiếm các “ngưỡng” (levels) :
Kết hợp 1 dấu hiệu với 1 ngưỡng. Nếu bạn thấy 1 mô hình diễn biến giá đẹp, việc tiếp theo cần làm là xem ngưỡng (levels).
Bạn cần vẽ các ngưỡng này trên biểu đồ ngày, tuần, tháng. Ngưỡng ở đây là những ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, ngưỡng càng mạnh thì càng mang độ tin tưởng cao.
-
Định nghĩa trạng thái của thị trường :
Bạn cần biết thị trường mình tham gia đang có trend ( xu hướng : rõ ràng lên hoặc rõ ràng xuống ) hay chưa có trend ( giằng co với biên độ hẹp, chưa rõ lên hay xuống ) ?
Nếu đang có trend thì là trend mạnh ( lên hoặc xuống dứt khoát, với cường độ trượt mạnh ) hay trend bình thường – yếu ( từ từ lên – từ từ xuống ) ?
Chúng ta sẽ không bao giờ giao dịch khi thị trường chưa có 1 xu hướng rõ ràng ( thị trường giá lên hoặc thị trường giá xuống ).
-
Ghi chép về nhận định thị trường hằng ngày :
Viết nhận định về những cặp tiền tệ bạn ưa thích hằng ngày ra 1 quyển sổ là cách tốt để có cái nhìn khách quan về mỗi thị trường. Hãy viết về những gì bạn thấy, bạn cảm nhận, biến việc này thành một thói quen không thể thiếu.
Sau khi viết xong các cặp tiền tệ ưa thích, hãy đọc lại tất cả 1 lượt. Việc này giúp bạn có cái nhìn tốt hơn trong mỗi thị trường ( cặp tiền tệ ) và cái nhìn tổng quan toàn cảnh về thị trường tiền tệ toàn cầu, suy nghĩ và xem xem có điều gì còn mâu thuẫn trong các cặp tiền tệ không? Bạn sẽ luôn luôn trong trạng thái biết ( và hiểu ) được điều gì đang diễn ra.
Đây là một trong những điều quan trọng nhất giúp tôi có thể kiếm tiền và tồn tại trong thị trường khắc nghiệt này.
-
Khi bạn xong việc, hãy nhớ rằng “bạn đã xong” :
Khi làm xong những việc trên, khi bạn đã “check” xong thị trường, bạn có 2 lựa chọn : vào lệnh hay không vào lệnh. Dù là lựa chọn nào, việc tiếp theo của bạn là đóng máy tính lại. Những gì diễn ra trên biểu đồ bạn chỉ được biết khi mở máy tính vào ngày hôm sau. Việc này nhằm giúp bạn không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc ( lệnh lỗ thì vội vàng đóng lệnh trước khi chạm stoploss, lệnh thắng thì vội vàng chốt lời hoặc tham nhồi lệnh quá lớn … ), thêm nữa nó giúp việc trading không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc khác của bạn.
Hãy để thị trường làm công việc của nó. Trước khi vào lệnh, bạn đặt stoploss – cắt lỗ, nó cũng có nghĩa bạn đã chấp nhận mất đi số tiền đấy ( đừng bao giờ tự cắt lỗ trước điểm stoploss, việc đấy là của thị trường ). Ngày hôm sau khi bạn mở phần mềm MT4 lên, nếu lệnh của bạn đang có lời, đó là một cảm giác dễ chịu. Còn nếu nó đang lỗ, cũng chẳng sao cả, trước khi lệnh này được vào, bạn ĐÃ CHẤP NHẬN mất đi số tiền ở stoploss rồi mà, phải không?
Nói 1 cách dân giã hơn thì bạn cứ : kệ bố nó cho tôi :-)
———————————————————
Chiến thuật này không chỉ là một chiến thuật phù hợp và rất tốt cho bạn, nó còn là 1 “triết lý”.
Triết lý ấy là đừng dán mắt vào thị trường, là chấp nhận việc thị trường sẽ làm những gì nó cần làm. Thị trường luôn luôn đúng, và điều mà bạn với tôi cần làm là đứng trên vai của người khổng lồ.
Chúc bạn thành công.
Louis Nguyen says
Theo bạn thì ta nên phân tích thị trường mỗi ngày một lần, cụ thể là cuối phiên giao dịch của Mỹ, cũng như tập trung vào khung D1. Theo tôi hiểu là bạn muốn nhắm đến việc phân tích sự biến động của giá SAU MỘT NGÀY GIAO DỊCH mà không bị ảnh hưởng (nhiểu) bởi những biến động lên xuống trong ngày đó. Tôi hoàn toàn nhất trí với ý này, tuy nhiên tôi cũng băn khoăn là nếu như vậy ta phải chọn sàn (broker) nào, ngoài tiêu chí về độ tin cậy ra, còn phải có khung thời gian (market watch) bắt đầu và kết thúc cùng lúc với thị trường NY, vì nếu không thì cây nến D1 của nó sẽ không phản ánh đúng những gì mình chờ đợi được thấy (sẽ bắt đầu và kết thúc ở những thời gian khác nhau so với thị trường NY); từ đó khái niệm “ngày” cũng từng sàn cũng khác đi, các level trong khung D1 cũng khác… dẫn đến những khác biệt trong đánh giá hành động giá (price action) của ta. Hầu hết các sàn giao dịch ở VN đều theo khung thời gian (market watch) Châu Á. Bạn nghĩ sao về ý kiến này? theo bạn sàn nào sẽ cho chúng ta khung thời gian tốt nhất để nhận định?
Nonamefx says
A ơi cho em hỏi là hiện tại e ở bên nhật và cũng đang tìm hiểu về fx e cũng đa từng ra trận mà không có súng , và như a cũng biết là đã lỗ nhưng nó k đáng bao nhiêu , a cho e hỏi là phần mềm mt4 có thể dùng tài khoản của cty fx khác đăng nhập vào không a e xin cảm ơn
LeD says
Mỗi 1 sàn có cho riêng mình 1 phần mềm MT4 mà bạn sẽ tải từ trang chủ của họ nhé.
Bilary says
Anh làm việc khuya quá! phải nhớ giữ gìn sức khỏe chứ!
Nonamefx says
E chào a
E cũng vừa mới biết đến trang nhật kí fx của a , e xin cảm ơn a vì những bài viết rất ích ,
E hiện tại đang sống ở nhật , e muốn hỏi a là phần mềm mt4 có thể dùng tài khoản của cty fx khác đăng nhập được không a
Gia KIều says
Được nhé bạn! Nhưng trước tiên bạn phải download MT4 của broker đó về (*_^). Cài đặt như bình thường. Cài đặt xong vào File —> Open data folder —> Config —->copy mấy Files: *.srv vào thư mục config của 1 MT4 dùng chung cho tất cả các broker. Hiện mình đang dùng 4 Broker khác nhau trên 1 MT4. Goodluck
Ha Anh says
Em cũng đang chuyển sang trade daily chart nhưng một vấn đề là em muốn vào lệnh đúng lúc mở nến ngày để có thể tính toán chính xác theo phương pháp của mình và hấp thụ được toàn bộ chuyển động của thị trưởng trong ngày. Nhưng vấn đề là nến mở lúc 4h sáng mà mỗi sáng phải dậy giờ đấy rất cực. Không biết hiện tại anh đang xem chart và vào lệnh lúc mấy giờ và cố cách nào để giải quyết vấn đề này không? Chứ sáng ra ngủ dậy thấy nên đã chạy được 1 đoạn rồi thì hỏng cả phương pháp :(((
Nguyễn Đình Thắng says
giao dịch vào buổi sáng khi phiên Mỹ đã đóng cửa và chỉ giao dịch với nến ngày D1, bỏ qua nến H1,H4 là một chiến thuật rất hay và hiệu quả mà khồng phải trader nào cũng hiểu được
cảm ơn anh LeD đã có một bài viết rất hay !
thanh says
mình mới vào nghề này, tôi có đọc rất nhiều bài viết của admin, admin có nhắc đến Price Action là chiến lược của mình, tôi tham khảo nhiều trang nói về mô hình này, nhưng thấy khá phức tạp, không như admin trình bày là nó rất đơn giản. admin có thể giúp tôi hiểu hơn về chiến lược này không? cho mình đường link tới trang web nào mà admin thấy ok cũng được. cám ơn admin nhiều
MrCuong says
Cảm ơn anh vì bài viết rất bổ ích. Bản thân tôi cũng đã giao dịch và trải nghiệm giao dịch vào buổi sáng thường cho tỷ lệ thắng cao, rất nhiều lệnh tôi bị thua lỗ nặng do vào lệnh buổi chiều hoặc tối, do đó tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của anh là phân tích và vào lệnh vào sáng, tức khi phiên NY kết thúc.
Tân says
Những chia sẻ của tác giả rất hay và bổ ích.
Chúc tác giả có nhiều sức khỏe và lợi nhuận
Hải Cảng says
Cám ơn tác giả nhiều nhiều,thật là bổ ích
hongduccuong says
Cảm ơn anh rất nhiều vì những chia sẻ bổ ích mà lại miễn phí, không phải ai cũng có tấm lòng rộng mở như anh. Anh là người luôn cho đi mà không cần nhận lại…
vudieu says
cắt lỗ là một nghệ thuật. gồng lời còn nghệ thuật hơn. khi lệnh chạy đã dương rồi thì làm thế nào ạ. hay chỉ dịch mỗi toploss không thôi ạ
Van cong says
Tuyệt vời . Đon giản mà lại hiệu quả
Trân thành cám ơn những lời chia sẻ của a
Hào says
Anh ơi anh cho em hỏi một câu ạ
Khi em kẽ hỗ trợ tháng giá đến đó hình thành cặp nến đẹp quay đầu em mua vào thì mình dựa vào đâu để biết trend tăng nó mạnh hay yếu ạ? Vì nó chưa hình thành trend
Hay là mình phải chờ nó phá trend giảm mình mới nghĩ đến chuyện mua ạ
Cảm ơn anh!
Khoi says
em chào anh. em cũng mới biết đến FOREX và nhờ sự tình cờ em biết đến trang của anh, thật sự rất tuyệt vời. hiện nay có nhiều khóa học với giá rất cao em có ý định tham gia một khóa học với giá 40tr nhưng khi tìm hiểu thông tin trên mạng em thấy có nhiều ý kiến trái chiều về ông thầy này quá. em biết anh là một người giao dịch lâu năm có nhiều kinh nghiệm nhưng lại ở ẩn thiên hạ cũng chẳng biết anh là ai vì người giỏi thật sự trong nghề này toàn mai danh ẩn tích. tuy nhiên em cũng mạo muội viết lên đây để xin lời khuyên của anh em xác định muốn thành công với nghề này thì phải mất gần 10 năm. em có nên học những khóa học đó hay ko ?
hongduccuong says
Tôi đã từng tham gia 3 khóa học, mất hơn 100 triệu nhưng không thu được gì, cái tôi rút ra được sau khi học của 3 người thầy dỡm này là “việc bị mất tiền cho họ không quan trọng, cái nguy hiểm là họ truyền bá cho mình như tư tưởng sai lệch”. đó chính là cái mà mình bị mất nhiều tiền nhất, từ đó tôi không bao giờ tham gia một khóa học nào của người việt nam cả, tôi hoàn toàn tự học, và chủ yếu đọc bài ở nhật ký forex. Hãy tự tìm hiểu, tự học hỏi, thực hành và trải nghiệm, sai lại rút ra bài học, đọc đi đọc lại bài viết ở nhật ký forex, đó là con đường tốt nhất!
hongduccuong says
Tôi đã từng tham gia 3 khóa học, mất hơn 100 triệu nhưng không thu được gì, cái tôi rút ra được sau khi học của 3 người thầy dỡm này là “việc bị mất tiền cho họ không quan trọng, cái nguy hiểm là họ truyền bá cho mình như tư tưởng sai lệch”. đó chính là cái mà mình bị mất nhiều tiền nhất, từ đó tôi không bao giờ tham gia một khóa học nào của người việt nam cả, tôi hoàn toàn tự học, và chủ yếu đọc bài ở nhật ký forex. Hãy tự tìm hiểu, tự học hỏi, thực hành và trải nghiệm, sai lại rút ra bài học, đọc đi đọc lại bài viết ở nhật ký forex, đó là con đường tốt nhất!
Duc.TH says
Thanks tác giả. Bài viết rất hay
Phạm Phương says
Cảm ơn tác giả về những chia sẻ. Khung giờ tối sau khi đi làm, được ngồi trước màn hình máy tính, ghi chép những bài học của tác giả, mặc dù quá nhiều thứ còn lạ lẫm và mới mẻ, đọc đi đọc lại mà chưa hiểu lắm… lại đọc đi đọc lại… em cảm thấy có chỗ dựa tinh thần rất nhiều…Không ai hiểu mình, không có thể chia sẻ với ai, cứ lặng lẽ và lặng lẽ…. Biết ơn!