Sau những năm tháng giao dịch và trải nghiệm, được tiền và mất tiền, quan sát những người xung quanh, thành công có, thất bại có, … tôi nhận thấy rằng hầu hết những người mới bước chân vào giao dịch forex đều có một nhận thức sai lầm xuyên suốt các giai đoạn của một lệnh giao dịch. Từ khi bắt đầu vào lệnh, giai đoạn giữa và giai đoạn kết thúc một lệnh giao dịch ngoại hối, mỗi người đều có những suy nghĩ riêng của mình nhưng họ lại tập trung vào toàn những thứ sai lầm.
Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ góc nhìn của mình về việc chúng ta nên nghĩ gì và làm gì trước – trong – sau một lệnh giao dịch. Chắc chắn đây cũng là câu hỏi mà các bạn hay suy nghĩ và trăn trở, nhất là đối với những người mới.
Trước khi bạn thực hiện một giao dịch :
Sau khi bạn mở MT4 lên và nhìn thấy một setup đúng với phương pháp của mình xuất hiện, đây sẽ là những bước tiếp theo bạn cần thực hiện :
Tính toán điểm đặt cắt lỗ, đây phải là một điểm có ý nghĩa, nơi mà ở đó bạn sẽ có “thứ gì đó” hỗ trợ. Đừng bao giờ tham lam trong việc đặt cắt lỗ, có nghĩa rằng đừng đặt cutloss quá gần với điểm vào lệnh chỉ bởi bạn muốn đánh với một size thật lớn. Vì thị trường luôn dập dình như những con sóng nhỏ, lên một chút, xuống một chút, thế nên nếu điểm cắt lỗ của bạn quá ngắn, bạn đã không cho nó một cơ hội để tồn tại.
Luôn hiểu và chấp nhận khả năng có thể thua lỗ ở mọi lệnh giao dịch. Bạn cần thật sự chấp nhận rằng bất kỳ một lệnh giao dịch forex nào cũng có thể là một lệnh thua lỗ. Dù cho setup có đẹp đến đâu, dù bạn có đang tự tin như thế nào, thì nó vẫn có thể là một lệnh thua lỗ.
Nếu bạn chấp nhận thực tế này, bạn sẽ không mạo hiểm số tiền nhiều hơn những gì mình có thể thoải mái khi bị mất ở một lệnh giao dịch ngoại hối và bạn sẽ không làm những thứ để cố gắng tránh một sự thua lỗ (rời điểm cắt lỗ, thậm chí chấp nhận mất hết số tiền trong tài khoản chứ không chấp nhận một lệnh thua – nghe có điên rồ không, nhưng bản thân tôi đã có lúc như thế).
Hiểu và chấp nhận rằng lệnh giao dịch cần thời gian để chứng tỏ nó thắng (hoặc thua). Như tôi viết ở trên, hãy chấp nhận khả năng thua lỗ trước khi vào lệnh, và bạn sẽ không cố gắng để tránh thua lỗ bằng mọi cách. Thị trường thì luôn luôn dao động nên nhiều khi bạn cần đến một tuần (thậm chí tháng) để lệnh đi được đến đích của nó, hoặc cũng từng ấy thời gian để nó chạm điểm cắt lỗ.
Nếu bạn cứ cố gắng phản ứng lại với mọi động thái trên thị trường, không sớm thì muộn bạn sẽ rơi vào trạng thái “tẩu hỏa nhập ma”, lòng tham thì càng ngày càng lớn còn cảm xúc thì càng lúc càng loạn. Bạn cần chấp nhận rằng một lệnh giao dịch sẽ cần THỜI GIAN để chứng minh một điều gì đó, trước khi đặt tay vào thực hiện cú click chuột đưa lệnh vào thị trường (và đặt đồng tiền của bạn vào thế rủi ro).
Hãy chuẩn bị để chẳng làm gì cả (không can thiệp vào lệnh).
Trong khi đã giao dịch
Đây chính là giai đoạn mà hầu hết mọi người phá hỏng tất cả. Họ ngồi hằng giờ liên tục nhìn số lãi/lỗ nhảy múa, một số còn có thể cầu nguyện, nhìn họ đến khổ sở ngay cả khi lệnh đang lãi, cái tay ngứa ngáy chỉ muốn chốt ngay số lãi ít ỏi, sợ rằng một lúc nữa bất thình lình đang lãi lại thành lỗ, … Những việc này thật hại người, cũng không phải một cách đúng để giao dịch, hay một cách đúng trong việc suy nghĩ.
Hãy để thị trường chứng minh rằng bạn sai. Ta luôn có một ngưỡng hỗ trợ hay một điểm nào đó trên biểu đồ mà nếu giá đi qua điểm ấy thì (hầu như) nhận định ban đầu của ta là sai. Và điểm cắt lỗ thì sẽ nằm trong khoảng ấy. Tương tự như vậy trong việc chốt lời, hãy cứ để thị trường làm nốt công việc của nó : chứng minh lệnh của bạn đúng hay sai.
Giao dịch ngoại hối cần phải là một công việc nhàm chán (G.Soros cũng đã nói như vậy), chẳng có gì thú vị, chẳng có những động tác nhoay nhoáy vào lệnh thoát lệnh trong từng phút, chẳng có những phấn khích tột đỉnh hay hằng trăm thứ mà người khác vẽ vời cho bạn.
Luôn có những dao động, luôn có những chuyển động đi ngược lại với lệnh giao dịch của bạn, đấy là điều hoàn-toàn-bình-thường. Nếu bạn cứ muốn ngồi đó và quan sát mọi chuyển động nhỏ nhặt nhất của thị trường, bạn rất dễ táy máy chân tay và cắt lỗ/chốt lời sớm.
Một khi bạn nhận định và quyết định vào lệnh, bạn phải tin tưởng vào bản thân mình và để lệnh tự chạy. Hãy trói cái tay của mình lại, đó là điều quan trọng nhất bạn cần làm khi lệnh đã được đưa vào thị trường.P/S : sẽ có những lúc ta cần can thiệp vào lệnh khi thị trường có một sự kiện gì đó đặc biệt xảy ra, nhưng đây là điều khá hiếm gặp.
Kiểm tra lệnh của bạn một hoặc hai lần một ngày, đó là điều-bình-thường. Bạn nên có cho mình một lịch trình làm việc thật chuyên nghiệp và tuân thủ theo nó, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Hãy nhớ rằng tôi luôn viết đi viết lại, trong hầu hết thời gian, bạn không nên làm gì cả.
Nếu bạn không để lệnh giao dịch của mình một mình thì phương pháp giao dịch mà bạn đang theo đuổi sẽ không có cơ hội để chứng minh rằng nó hiệu quả. Bất kể lý do là gì khi bạn quyết định vào lệnh, hãy để thị trường chứng minh và tin tưởng vào những suy nghĩ – nhận định trước khi vào lệnh của bạn.
Sau khi lệnh giao dịch đã kết thúc
Điều đầu tiên bạn cần làm là tạm nghỉ, dù vừa có một lệnh thắng hay thua. Hãy quên thị trường ngoại hối đi, tạm lánh bảng điện mt4 một chút.
Sau khi lệnh giao dịch gần nhất kết thúc, có thể rất khó khăn với mọi người để duy trì trạng thái tĩnh lặng và kiên nhẫn chờ đợi một setup mang xác suất thắng cao, chứ không phải bị cuốn vào tình trạng giao dịch quá đà.
Bạn vừa thắng một lệnh (lớn) và sự tự tin đang dâng lên cao hơn bao giờ hết, đó cũng chính là lúc bạn dễ mắc phải sai lầm nhất. Ví dụ như vội vàng vào một lệnh có setup xác suất chưa cao, tự nhiên một cảm nhận nào đó giống như giác quan thứ sáu mà bạn cảm thấy rằng nên vào lệnh, … Chắc chắn bạn đã từng có những cảm giác như vậy.
Bạn vừa thua một lệnh giao dịch, điều tự nhiên là nó khiến cho bạn có cảm giác chỉ muốn nhanh nhanh chóng chóng vào một lệnh khác hòng gỡ lại số tiền vừa mất, hoặc đôi khi lệnh thua làm bạn có cảm giác rằng mình đã hiểu thị trường ở thời điểm này rồi và vào luôn một lệnh theo cái “hiểu” ấy, … Đây là cách suy nghĩ sai lầm trong trading và cả về mặt tâm lý giao dịch.
Bạn (lại một lần nữa) cần hiểu và chấp nhận rằng, mỗi một lệnh giao dịch là một lệnh duy nhất, nó không giống bất kỳ một lệnh nào từ trước đến nay và cả sau này, và nó luôn luôn có thể là một lệnh thắng hoặc một lệnh thua.
Đừng ngạc nhiên khi buổi sáng mở bảng điện tử và thấy lệnh của mình tối qua đã chạm cắt lỗ, nếu bạn hiểu bản chất của lệnh giao dịch (như tôi viết ở trên) thì bạn sẽ chẳng ngạc nhiên. Chúng ta cần loại bỏ mọi cảm xúc (ví dụ như ngạc nhiên), dù cho đó là ngạc nhiên khi lệnh chạm một điểm chốt lời quá xa và đem lại lợi nhuận quá lớn, hay ngạc nhiên khi vừa tối qua lệnh đang lời bỗng sáng nay chạm cắt lỗ. Cả hai loại ngạc nhiên này đều có hại, nó làm chúng ta có cảm xúc sau khi biết kết quả của một lệnh giao dịch.
Điều đúng đắn và cần thiết mà bạn cần làm sau mỗi một lệnh thắng hoặc thua, đó là tiếp tục duy trì kỷ luật, sự kiên nhẫn, và theo sát kế hoạch/phương pháp giao dịch của mình, chờ đợi một setup có xác suất thắng cao tiếp theo xuất hiện trên thị trường (hãy yên tâm vì ngày mai, thị trường vẫn luôn ở đó).
Đối với hầu hết mọi người, cách dễ dàng nhất chính là cách ly bản thân họ ra khỏi những biểu đồ điện tử, cũng giống như bạn đi vào một am kín để tọa thiền, mắt không thấy, tai không nghe và cảm xúc cứ thế thuận theo tự nhiên chìm dần xuống tĩnh tại. Đó chính là lúc bạn trở nên tỉnh táo nhất, trước cơ hội và trước cả những rủi ro. (Thiền theo quan điểm của tôi, hỗ trợ rất tốt cho công việc trading và vô vàn những lợi ích khác cho sức khỏe, tinh thần)
TÍT says
Cảm ơn anh, bài viết hay nhưng nếu ta cài đặt SL, TP và không tác động vào nó nữa thì trong ngày ta mở màn hình 1-2 lần để xem điều gì nhỉ?
LeD says
Trong rất nhiều lí do thì tôi cũng chỉ đưa ra 1 lí do đơn giản nhất bằng 1 câu hỏi : “Bạn chỉ giao dịch duy nhất một cặp tiền tệ trong Forex?”
Nam says
Ý của bạn ;à chỉ giao dịch duy nhất 1 cặp tiền tệ à?
LeD says
Tôi vẫn quan sát khoảng 10 cặp và chú trọng tập trung vào khoảng 3 cặp.
thu says
Chào AD mình đang muốn thử trải nghiệm tại thị trường forex nhưng chưa tìm được sàn nào uy tín. BẠn có thể chỉ cho mình ko? Cảm ơn nhiêu
Phan Huu Khanh says
Tôi chỉ giao dịch duy nhất 1 cặp EURUSD liệu có vấn đề gì không anh? hay ít nhất phải 3 cặp ạ?
Nguyen Anh Tuan says
Cảm ơn ad!
Quang Hiếu says
– Nhật ký forex của anh thật sự rất tuyệt. Tôi biết đã nửa năm và cũng đa chia sẻ cho rất nhiều anh em biết một nhật ký thực sự bổ ích. Bản thân tôi luôn lưu trang nhật kí của anh làm trang nhất và lưu ra pdf. Lúc nào có thời gian rảnh tôi lại đọc lại những bài tâm huyết của anh. “Lúc vào lệnh xong tôi thường đọc nhatkyforex la cảm thấy thư thái nhất”.
– Rất cảm ơn anh đã có một web nhật ký tuyệt vời! Hy vọng có một ngày được gặp anh và giao lưu!
Chúc anh một ngày luôn vui vẻ và bình an!
nguyen van dong says
nho anh mail cho bai hoc phuong phap price action : dia chi mail la : dong.greenxanh@gmail.com
Mery Suri says
Thật tuyệt, chúc mừng anh, nếu anh có tài liệu về Price action, anh chia sẻ cho em học thêm nhé, Cảm ơn anh! Email em là ifanidol@gmail.com
Zactini says
Cái đã và đang xảy ra chỉ là những lần chấp nhận rủi ro,nên cứ hiểu ta thua bằng cách nào ít đau lòng nhất!
Chiến says
Lâu rồi mới thấy 1 bài viết của anh. Từ khi đọc các bài viết của anh em đã cảm nhận thấy mình đang ở đâu trên hành trình để trở thành 1 trader, và thay đổi nhận thức rất nhiều về cách thức giao dịch. Rất mong anh tiếp tục quan tâm chia sẻ. Chúc anh lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Vinh Nghi says
Bài viết phát triển dựa trên nền tăng chiến lược và cảm xúc của đôi mắt tác động não bộ của trader. Cảm xúc (Emotion) sẽ là khác biệt lớn giữa các trader khi các nên tảng kiến thức/công cụ giao dịch/…căn bản đã có sau quá trình học hỏi, xây dựng. Thời gian (kinh nghiệm) tăng dẫn cùng sự học hỏi không ngừng sẽ mở 1 ngưỡng cửa mới của 1 trader. Tuy nhiên áp lực tài chính sẽ tác động rất lớn. Bài viết dựa trên kinh nghiệm thực tế, các trader có trải qua mới hiểu sâu. EMOTION mỗi người mỗi khác, nên giống như đi tìm hiểu chính bản thân của mình vậy.
Zactini says
Sau một quãng thời gian trong FX mình đã setup một bộ Indicartor và dùng nó tìm xu hướng trend sau đó là tín hiệu entry điểm vào …cơ bản là đi theo tt nên sẽ có sai nhưng xác xuất sai thấp vì luôn SL …Chỉ vậy là thấy ổn!
Kha says
qua that rat co y nghia thanks ban nhieu
Nguyen Van Tai says
Cảm ơn tác giả rất nhiều.
Nguyễn Dũng says
Quá đúng với câu nói forex là một công việc nhàm chán và nên cô độc
Bình VSG says
Như một kim chỉ nam vậy, làm gì trước trong và sau, hay.
Nguyễn Đình Thắng says
Set and forget
Không cảm xúc
Ngày mai thị trường luôn ở đó
Thiền
Những điều giản dị mà lại vô cùng tinh tế của and Led đã chia sẻ thật sự rất bổ ích
Cảm ơn anh, chúc anh luôn dồi dào sức khỏe để đóng góp cho thị trường những bài viết hay !
Phan Đức Thuần says
Đọc nhật ký forex mà cảm thấy yêu nghề trader này quá. Cảm ơn anh rất nhiều
Mery Suri says
Cảm ơn Tác Giả Siêu nhân
Phan Ru says
Cảm ơn ĐẠI CA với những chia sẽ tâm huyết đã được đúc kết sau bao năm chinh chiến rất rất là bổ ích. Mong Anh sẽ có những bài mới tiếp theo nói thêm về các kinh nghiệm phân tích thị trường, dự đoán xu hướng, các mẹo và kinh nghiệm chiến đấu trước khi ra lệch….
CHÚC ANH SỨC KHỎE !
CẢM ƠN VỀ NHỮNG BÀI VIẾT CỦA ANH……
Quang Tran says
Như Thiền Phật giáo cốt ở sự chiêm nghiệm với tâm tỉnh thức nhưng phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Anh đã chia sẻ cho anh em các kinh nghiệm của người thực chứng, thật giản dị nhưng xác quyết…. Quývô cùng !
SANG PHAM VAN says
cảm ơn tac giả , mai tôi làm ngay cái thời khóa biểu để hạn chế nhìn màn hình mt4.
Anonymous says
Anh Led vẫn khỏe chứ, lâu anh không cập nhật trên Nhật ký forex?
Cám ơn anh đã chia sẻ