Khi tiếp xúc với nhiều bạn traders, tôi nhận được rất nhiều những chia sẻ của họ về những lỗi giao dịch họ hay mắc phải ( khiến họ thua lỗ ) và cùng thảo luận cách khắc phục những lỗi này. Ta thấy các traders đều mắc đi mắc lại những lỗi này, khiến chúng ta nản lòng trên con đường tìm kiếm thành công với thị trường giao dịch ngoại hối.
Ngày hôm nay, tôi sẽ liệt kê những lỗi giao dịch đó ra, và cùng bạn thảo luận về chúng nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến blog nhỏ này, hãy bình luận ở dưới bài viết để cho tôi biết lỗi nào bạn hay mắc phải nhất :-)
-
“Người ta” nói : “Đừng mạo hiểm quá 5% tài khoản của bạn”
5% , 10% chỉ là 1 con số, phù hợp với từng người, …
Việc cố định một số phần trăm nào đó cho mức độ rủi ro bạn nên chấp nhận là điều rất nhiều trang web và khóa học nói với bạn. Theo quan điểm của tôi, đó là một hướng tiếp cận sai lầm trên thực tế. Nó có thể khiến bạn luẩn quẩn trong việc giao dịch không hiệu quả. Cách giải thích của tôi như sau :
Lý do chính mà các traders hay đưa ra 1 con số % là rủi ro chấp nhận cho 1 lệnh giao dịch bởi đấy là một ý tưởng tốt, đúng vậy. Họ tin tưởng điều này sẽ giúp họ tăng tài khoản lên một cách chắc chắn, giảm thiểu rủi ro nếu lệnh thua. Điều này có lẽ bạn đã nghe qua quá nhiều rồi. Nếu tài khoản của bạn bị lỗ 50%, bạn cần gấp đôi tài khoản ấy lên (100%) để khôi phục lại số tiền trong tài khoản ban đầu.
Giả sử tài khoản của bạn đang bị thua lỗ 50% so với số vốn ban đầu, bạn có thấy rằng nếu áp dụng “luật” 5% rủi ro, thì con số 5% lúc này chỉ bằng 1/2 so với con số 50% ở tài khoản ban đầu không? Bây giờ nhiệm vụ của bạn là gấp đôi số tiền đang có, với rủi ro chấp nhận là 1/2 của 5% (vốn ở tài khoản ban đầu) để có thể trở lại trạng thái vốn ban đầu. Điều này nghe có vẻ rất khó khi mức độ chịu rủi ro của bạn đang thấp dần đi trong khi bạn muốn kiếm được nhiều tiền hơn với những lệnh thắng. Nó sẽ càng tệ hơn khi bạn gặp phải chuỗi những lệnh thua liên tiếp ( 4 lệnh thua liên tiếp chẳng hạn ), mức độ chấp nhận rủi ro chẳng lẽ sẽ giảm dần theo 4 lần sao?
Tôi khuyên bạn không nên dùng con số %, hãy dùng con số về tiền. 100$, 200$, 500$, … cho 1 lệnh thua. Và luôn nhớ số tiền cutloss của bạn sẽ tương ứng với số lot mà bạn vào lệnh với những ngưỡng cản / kháng cự, … Rủi ro luôn đi kèm với lợi nhuận, bạn không thể mong kiếm được một khoản lợi nhuận tương đối khá với số tiền chấp nhận mất quá thấp. Bạn hiểu ý tôi chứ?
-
Trở thành trader tham lam một cách ngu ngốc
Lòng tham luôn là thứ hại chúng ta, đặc biệt là trong trading. Ta rất dễ trở nên tham lam khi bị tiền bạc và vật chất làm mờ mắt.
Đa phần các traders đều khá giống với hình ảnh những kẻ liều mạng trong sòng bạc, theo đuổi một giấc mơ đổi đời giàu có sau một đêm. Đó là thứ gây nghiện, nó ăn sâu vào người bạn, dụ dỗ bạn, cho đến khi bạn muốn thoát ra thì cũng là lúc không còn xu dính túi.
Hãy luôn sống với thực tế, đừng theo đuổi những “quả to” ở mọi lệnh giao dịch, bởi nó rất hiếm khi xuất hiện. Nếu như bạn có tỉ lệ rủi ro/lợi nhuận là 1:2 hay 1:3 ( số tiền 1 lệnh thua = 1/2 – 1/3 số tiền lệnh thắng ), điều đó thật tuyệt vời. Tỉ lệ đó là tiêu chuẩn nhà nghề rồi đấy, bạn chẳng cần thiết phải tham lam hơn ( trừ khi bạn nhìn nhận khách quan rằng cơ hội vẫn còn nhiều, nếu vậy hãy nằm im tận hưởng ).
Thật khó để biết khi nào nên thoát một trạng thái, thoát sớm thì tiếc, thoát muộn thì ân hận, nhưng chúng ta không ai có thể mua đáy và bán đỉnh phải không? Điều chúng ta cần ở đây là sự hợp lí, ý tôi là nếu bạn đang có tỉ lệ rủi ro/lợi nhuận là 1/2 hay 1/3 mà thấy thị trường có vẻ không còn đi được xa, ta chốt lệnh và thu tiền về và tiếp tục “rình” thôi. Chúng ta không sợ mất cơ hội ( thị trường luôn luôn sẽ cho chúng ta cơ hội ), điều chúng ta sợ là mất tiền ( chẳng ai cho ta tiền cả, trừ hai cụ thân sinh :-P ).
-
Giao dịch trong ngày và lối đánh scalping ( đánh nhanh, giao dịch mua đi bán lại liên tục )
Với quan điểm của tôi thì, bạn nên tránh xa kiểu giao dịch này. Hồi mới tham gia vào thị trường Forex, tôi cũng scalping, rất điên cuồng ( sau kết quả rất ấn tượng khi chơi demo, từ tài khoản 3.000$ lên 11.000$ trong 6 ngày ). Khi ấy tôi nghĩ đó là cách nhanh nhất để kiếm được nhiều tiền. Kết quả thì bạn cũng có thể đoán ra, tôi đã làm cháy nhiều tài khoản. Tệ hơn nữa, nó làm tôi hay bực dọc, căng thẳng khi tập trung ngồi trước máy tính cả ngày để vào lệnh, thức đêm dậy sớm vì không muốn bỏ lỡ bất kì nhịp di chuyển nào của thị trường.
Đây là một lỗi rất nguy hiểm, nó làm bạn cháy tài khoản cực kì nhanh, và bạn thì chẳng học thêm được gì mấy qua những lần như vậy. Những người mới tham gia thường xuyên mắc phải sai lầm này, và họ một là chuyển sang theo dõi – giao dịch với khung thời gian lớn hơn (H4,D1,W1), vào lệnh chọn lọc hơn ( 3-4 lệnh/tháng chẳng hạn ), hai là họ bỏ cuộc sau khi mất quá nhiều tiền.
-
Kết hợp nhiều phương pháp – hệ thống giao dịch
Khi tham dự những buổi họp offline của nhiều câu lạc bộ trading, tôi thấy mọi người có rất nhiều chiến thuật giao dịch, rất nhiều những con robots với code khác nhau, rất nhiều. Rất nhiều chiến thuật được quảng cáo, rất nhiều robots được bán ra với hứa hẹn đầy thú vị tuy nhiên trên thực tế, nhiều khả năng là bạn đang lãng phí thời gian và tiền bạc của mình vào những thứ không hiệu quả.
Hãy tìm một phương pháp mà bạn cảm thấy tin tưởng, bỏ tiền ra học nó, thử nó một cách nghiêm túc và lâu dài, đừng nản lòng quá sớm với những kết quả không như mong đợi. Đừng kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau, mỗi phương pháp đều có một triết lý giao dịch riêng của nó, việc kết hợp lại không làm nó tốt hơn.
-
Tự mãn và kiêu ngạo
Hai điều này cũng nguy hiểm như thằng tham lam ở trên vậy. Nhiều traders bị mắc phải lỗi này. Một người anh của tôi có nói rằng : “may cho em vì khi bắt đầu em bị mất tiền, tốt hơn là kiếm được nhiều ngay từ đầu.”
Quả đúng vậy, nếu bạn kiếm được tiền (nhiều) từ khi mới bước vào thị trường này, nhiều khả năng bạn sẽ trở nên tự mãn và kiêu ngạo. Bạn sẽ khó nghe theo lời khuyên của người khác, khó chấp nhận sai lầm của mình, …
Điều ta cần ở đây là sự khiêm tốn. Các traders huyền thoại như Livermoore, Buffett, … đều khuyên bạn nên giữ kín kế hoạch giao dịch, những lệnh giao dịch của mình. Tôi rất thích Livermoore, ông luôn giữ tim lặng về những đầu cơ của ông. Nếu ông thắng, khi ấy ông đã làm đúng, nếu ông thua, có nghĩa ông đã làm sai. Tại sao phải than phiền, tại sao phải giải thích?
Một khi bạn chia sẻ điều này với người khác, bạn sẽ có nguy cơ để những cảm xúc ( đến từ người khác và chính bản thân bạn ) chen vào công việc của bạn. Nếu ban đang kiếm được tiền từ thị trường này, hãy cứ sống khiêm tốn và đừng khoe khoang với ai, con đường thành công của bạn sẽ vẫn còn rất dài phía trước …
Có 1 câu nói khá hay, tôi không nhớ là của ai, như sau : “Khi bạn bắt đầu khoe khoang là mình tài giỏi, vĩ đại ra sao thì thị trường dường như có ma lực nào đó kéo bạn xuống đất trong nỗi xót xa, tủi hờn.”
-
Theo dõi và giao dịch những cặp tiền tệ “lạ”
Ông thầy tôi có lần chia sẻ, ông mới bị mất 1 khoản tiền kha khá cho cặp GBP-NZD, cặp mà ông chẳng chơi bao giờ cả. Một trader với hơn 10 năm kinh nghiệm, thi thoảng cũng mắc những lỗi như vậy.
Tôi khuyên bạn nên giao dịch những cặp tiền tệ chính, chúng là tốt nhất rồi. Chẳng có lí do gì để bạn theo dõi 20-30+ cặp tiền tệ khác nhau, bởi lẽ những cặp tiền tệ chính cộng thêm thị trường vàng, bạc, dầu chắc chắn sẽ cho bạn rất nhiều cơ hội mỗi tháng, hãy tập trung theo dõi chúng.
Rất nhiều traders nghĩ rằng, hãy theo dõi càng nhiều cặp tiền tệ càng tốt, điều này giúp ta có thêm thật nhiều cơ hội để làm giàu. Nhưng một khi bạn không hiểu về 1 cặp tiền tệ, không có 1 thời gian đủ dài theo dõi sát sao và hình thành “cảm giác” đối với chúng, bạn sẽ có nguy cơ rủi ro rất cao khi giao dịch 1 cặp tiền tệ “lạ”.
-
Suy nghĩ quá nhiều
Đây là điều cuối của bài viết này. Rất nhiều traders thích giao dịch liên tục, ngắm bảng điện tử cả ngày, để ý tới đủ mọi thứ miễn là nó liên quan đến công việc giao dịch của họ. Họ sẽ có cảm giác “kiểm soát” được thị trường, “đọc vị” được thị trường, …
Vâng, nếu như bạn yêu mến công việc này đến thế, tôi cũng xin không có ý kiến gì. Điều tôi muốn nói ở đây là, chúng không phải là sự lựa chọn tốt lắm ( ít nhất là với tôi ). Hãy luôn nhớ rằng bạn không thể kiểm soát được thị trường, điều bạn cần làm là kiểm soát bản thân mình, cố gắng giữ tâm trí và trạng thái của bạn luôn ở mức “trung tính”. Ngài Thị Trường chẳng bao giờ quan tâm bạn nghĩ gì, bạn cảm thấy ra sao, hay những đồng tiền bạn đưa vào có giá trị và ý nghĩa thế nào với bạn …
Việc suy nghĩ quá nhiều khiến bạn khó đưa ra quyết định giao dịch hơn, hãy có cho mình một kế hoạch đơn giản (nhưng hiệu quả) với những gạch đầu dòng cụ thể, khi những yếu tố cấu thành nên 1 cơ hội kiếm tiền, bạn vào lệnh, ngay sau đó tắt máy tính đi và chờ đến sáng hôm sau mở lên xem diễn biến giá. Hãy giữ mọi việc đơn giản (và tinh tế).
———————————————————
Tôi xin dừng bài viết tại đây, hãy chia sẻ những suy nghĩ, trải nghiệm và kinh nghiệm của bạn nhé.
Chúng ta đều mắc phải rất nhiều những sai lầm trên con đường mò mẫm kiến thức và bản lĩnh, ngay cả sau này với nhiều năm kinh nghiệm, không ai dám nói trước rằng mình sẽ tránh hết được chúng. Hi vọng qua bài viết, bạn sẽ nhìn lại mình và rút kinh nghiệm “sâu sắc” nhằm hướng tới một kết quả giao dịch tốt hơn.
Tôi chúc bạn thành công.
Nguyễn Văn Thiệu says
Lâu rồi ko thấy anh viết bài mới. Mong nhận được những chia sẻ từ anh. Cảm ơn anh!
Louis Nguyen says
Rất đồng ý với bạn về việc quản lý rủi ro dựa trên 5%, 10% tk sẽ làm chúng ra rối rắm khi nó không được gắn liền với các điều kiện khác vì thực tế nhiều trader không chỉ giao dịch 1 lệnh / lần mà có thể vài lệnh / lần, trên 1 hoặc nhiều cặp ngoại tệ, 1 hoặc trên nhiều tk khác nhau, và số tiền trên tk lúc đó cũng lên xuống liên tục theo kết quả của các lệnh đang giao dịch (pending). Mặt khác, nếu dựa trên số tiền cụ thể 100$, 200$ /lệnh như bạn đề nghị thì có cụ thể hơn, nhưng cũng sẽ vướng vào những vòng lẫn quẩn khác khi ta vào cùng lúc nhiều lệnh thì khả năng tổng số tiền bị thua lỗ cũng làm ta không thoải mái về tâm lý, hoặc như nếu chúng ta cứ kiên trì vào 1 con số, thí dụ 100$ / lệnh, để có được sự thoải mái về tâm lý thì vô hình trung ta cũng hạn chế chính mình trong việc phát triển khả năng giao dịch thông qua việc gia tăng lợi nhuận tương thích với số vốn đầu tư bỏ ra
Andree says
Blog về forex hay nhất từng đọc, chân thành cảm ơn tâm huyết của anh zzz
Dũng Đặng says
Cảm ơn AD… Bài viết thật hay! tôi đã học đc rất nhiều từ 7 lỗi mà AD nêu ra ở trên.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn AD. Chúc AD luôn thành công lớn vs lĩnh vực tuyệt vời này!
Nguyen Anh Tuan says
cảm ơn ad.
Tôi đã đọc hết các bài viết của anh và rất ngưỡng mộ tâm huyết của anh đã dành thời gian để chia sẻ những kiến thức về giao dịch ngoại hối. Giá như tôi biết đến blog này sớm hơn thì đã không mất quá nhiều tiền. Qua trải nghiệm đau đớn của mình tôi mới thấy những bài viết của anh chính xác đến 100%. Tôi sẽ là độc giả trung thành của blog này. Chúc anh luôn mạnh khỏe và thành công!
Nếu anh có ở SG thì mình xin được mời anh cafe nhé!
nanchen says
Bài viết của AD quá thực , em đã đoc rất nhiều bài viết của anh cảm giác như là đã trải qua những khoãng thời gian mà anh từng trãi vậy!! mạc dù em mới chơi tài khoãng deno. và anh cho em hỏi là có nên mở toài khoãng ở teletrande khong ?
LeD says
Mở ở bất kỳ sàn nào đều có rủi ro cả, việc đầu tiên bạn cần làm là google search bằng tiếng Anh để biết bảng xếp hạng những sàn giao dịch uy tín nhất. Tiếp sau đó chọn lấy 1 sàn, và chỉ nạp 1 số tiền đủ để trả vài lệnh thua, lãi rút ra, hết tiền thì nạp lại từ đầu, để đảm bảo tránh rủi ro đến mức tối đa.
Không tin ai cả, không nể nang ai cả, tiền mình thì mình phải tự bảo vệ lấy. Về cơ bản thì sàn nào cũng như nhau cả thôi, quan trọng là mình giao dịch thế nào.
Quang Phú says
Với chênh lệch bid/ask khi ta vào lệnh mua/bán quãng 1-2%, cộng với phí nạp và rút từ bank ở VN quãng 4-6% thì nếu cứ nạp và rút liên tục thì e rằng khó mà có lợi nhuận lắm bạn.
Fxtrader says
Hi bạn!
Mình thấy bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi nhận định một vấn đề gì đó.
Đây là lời khuyên bổ ích của anh LeD cho một bạn mới trade demo.
Thứ hai bạn nói gì bid/ask gì mà 1-2%???
Chúng ta nên trân trọng những kinh nghiệm xương máu của một con người đầy tâm huyết- ad anh LeD.
Đọc kỹ và nghiền ngẫm nha bạn!
Nguyen huu chien says
Cảm ơn ad. Tôi đều đã mắc phải những lỗi này. Đặc biệt là lỗi đánh scalping khung giờ thấp m15 trở xuống. Nhờ blog mà tôi học hỏi đc nhiều điều. Hiện tại thì đang theo đuổi pp diễn biến giá. Hiện tại tôi đang gd với 2 cặp tiền. Với khung D1 thì tôi thấy 1 tháng chỉ tìm thấy vài cơ hội với 2-3 lệnh 1 tháng. Như thế có ít không ad. Tôi có nên tìm thêm các cặp khác nữa không.
Nhan says
Bài viết sâu sắc may mắn cho ai biết đc blog này!@@
chung nguyen says
cảm ơn những chia sẻ của anh, bài viết rất hay, đáng học hỏi
Hải says
Cảm ơn tâm huyết của tác giả bài quyền rất hay.
Nguyễn Đình Thắng says
không nên giao dịch theo lỗi scalping với các khung thời gian phút mà nên sử dụng các khung thời gian dài hơn như H1, H4, D1 để giao dịch
đây là điều mà những broker không bao giờ nói cho bạn biết, vì họ luôn muốn bạn giao dịch thật nhiều, kể cả bạn thắng hay thua thì họ vẫn luôn luôn được tiền
rất bổ ích, cảm ơn tác giả nhiều !
Duyên78 says
Thật hay. Tôi muốn đầu tư vào lĩnh vực này nên đã quan sát thị trường gần hai năm nhưng loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu. Tất cả mọi thứ chỉ dẫn đều rất phức tạp, nhưng đích đến đều không rõ. Số tôi thật may mắn khi đọc được những kinh nghiệm vô cùng đơn giản nhưng lại rất quý báu này. Tôi là người không tham lam, không kêu ngạo và cũng không tự mãn. Nếu không, tôi cũng thực sự vất vả về điều này như anh nói ở trên. Tôi sẽ thường xuyên ghé thăm blog của anh kể từ bây giờ. Tôi sẽ đầu tư vào lĩnh vực mnayf khi tôi tìm ra được chân lý về nó. Cảm ơn anh thật nhiều. Chúc anh khỏe và vui với những triết lý sống của anh.
Quang Tran says
Em biết đên forex 1 năm nay, nhưng em vẫn chỉ đứng ngoài thị trường và giao dịch demo, có lẽ 1 trong những may mắn lớn nhất của em là tìm được blog của anh trước khi bước vào chiến trường thực sự, em sẽ cố gắng chứng minh cho anh thấy là không hẳn ai cũng phải cháy một vài tài khoản ngay từ ban đàu khi đã thuấn nhuần những tư tưởng của anh ! :D
Chúc anh sức khỏe và thành công !
Fxtrader says
Hi bạn!
Hơn một năm rồi bạn đã chứng minh được điều gì chưa?
Rất mong nghe được tin vui từ bạn!
Anh Tuấn says
Bạn còn sống trên thị trường này ko?
Nguyễn hải quân says
Có người đã khuyên em đọc blog này của anh
Phoenix1016 says
Rất hay, rất đúng vấn đề cho rất nhiều trader Việt.
Thank so much Led tiên sinh
Đỗ văn Duy says
Chào bác,em cũng đã cháy tài khoản rất nhiều lần và cũng không nhận ra lỗi của mình như thế nào? Hôm nay đọc tới bài viết này của bác thì em cũng hiểm ra,
Cảm ơn bác
Ngo văn vàng says
Bạn đã cho mình nhiều kinh nghiệm hơn! Cảm ơn ban
Sunflower says
Cám ơn rất nhiều. Rất tâm huyết, rất bổ ích. Hi vọng bác có thể tiếp tục viết nhứng bài bổ ích như thế này để giúp đỡ mọi người như em =))
hdc says
Tôi đồng ý với hầu hết quan điểm của tác giả tuy nhiên có một vấn đề tôi muốn thảo luận đó là lỗi đầu tiên mà tác giả đưa ra: “Đừng mạo hiểm quá 5% tài khoản của bạn.” Theo quan điểm của tác giả là dùng số tiền chứ không dùng % tài khoản tôi đồng ý nhưng có nhiều vấn đề ở đây về rủi ro tác giả chưa phân tích cụ thể. Thứ nhất nếu tôi là người dám chấp nhận mất số tiền khi lệnh thua lỗ
và cảm thấy thoải mái khi mất số tiền này nhưng số tiền này đến mức hủy hoại cả tài sản thì sao? Jesse Livermore là một ví dụ điển hình về điều này, nếu tài khoản của tôi đã thua lỗ 50% theo như tác giả nói bây giờ phải nhân đôi tài khoản để trở về trạng thái ban đầu với mức rủi ro là chỉ có 5% theo tôi khi tài khoản đã thua lỗ nặng như vậy việc tốt nhất phải là giảm thiểu rủi ro xuống hoặc là thoát hoàn toàn khỏi việc giao dịch, thứ 3 rủi ro luôn đi kèm với lợi nhuận? tôi không tin điều này, hoàn toàn có thể tìm được những lệnh có rủi ro thấp với số lợi nhuận khổng lồ, hoàn toàn khả thi nếu định thời điểm chính xác để vào lệnh. Như vậy chốt lại ở đây việc sử dụng số tiền bao nhiêu cho lệnh thua cũng chỉ phù hợp với từng người, cái quan trọng nhất mọi người phải hiểu được đó là bản chấp của rủi ro nó nguy hiểm như thế nào và phải kiểm soát nó tốt, ta không thể kiểm soát được thị trường khi đã vào lệnh nhưng ta có quyền đứng bên ngoài quan sát chờ cơ hội và nhảy vào với rủi ro thấp. Đa số mọi người đều không hiểu rõ bản chất của rủi ro và có tư duy sai lầm về ván đề này.
Kiên says
Cũng tuỳ cơ ứng biến, nhiều khì thì trường lừa ta, chúng ta ko biết đâu là đáy đâu là đỉnh, những người mới đâu có nhìn ra được chỉ có biết vùng đó thôi. Để an toà hơn admin mới dặn như vậy. Những người có kinh nghiệm thì họ có cảm nhận rất rõ về thị trường thì mới giao dịch như vậy được.
Kein Nguyễn says
Hay quá anh. Bài viết thực sự rất tâm đắc và cần được giới thiệu cho mọi người. Thanks anh. Chúc thành công!!!
SANG PHAM VAN says
thật tuyệt vời .thank
hoàng nguyễn đức says
…The winner takes it all.
The loser has to fall.
It’s simple and plain.
Why should I complain?…
Songbien says
em rất may mắn đọc được những bài viết của anh, bài viết có giá trị hơn cả một khóa học ngàn đô ở ngoài kia. mong anh có thêm những bài viết sâu hơn về chuyên môn. phương pháp sử dụng Price action. anh có thể chia sẽ phương pháp này để mọi người cùng học hỏi.
chúc anh luôn mạnh khỏe va thành công!
Songbien says
Hi anh,
anh có thể viết một bài viết ngắn gọn về Price action, trong đó anh có thể nói những đặc điểm cần và đủ để vào 1 lệnh dùng phương pháp Price action không ạ. những điểm đẹp để vào một lệnh khi dùng phương pháp này.
một lần nữa cảm ơn anh rất nhiều!
Thuc Nguyen says
Sai điểm vào điểm ra, quản lý kém rủi ro , khung thời gian không phù hợp … đã đốt cháy tài khoản của tôi ! Mỗi khi bị bầm dập bởi thị trường tôi lại đọc lại những bài viết tại blog này để lấy lại sức mạnh để bước tiếp !